– Có một giấc mơ để trở thành hiện thực khiến cho cuộc sống trở nên thú vị hơn – “Nhà giả kim”
Chúng ta đã bao giờ mơ ước chưa? Chúng ta đã bao giờ băn khoăn về cuộc sống và mục đích của nó chưa? Chúng ta có tự hỏi mình những câu hỏi “Liệu tôi có hòa hợp với chính mình không?”. Hay những câu hỏi này quá sâu sắc đối với cuộc sống bận rộn mà chúng ta giả vờ lãng quên tầm quan trọng của chúng?
Tác phẩm nổi tiếng của Paulo Coelho “Nhà giả kim” là một tuyên ngôn dành cho những kẻ mơ mộng ngày nay; ông ca ngợi lòng dũng cảm khi tin tưởng vào giấc mơ; ông dạy chúng ta rằng giấc mơ của một người chính là định mệnh của người đó, và sự chối bỏ giấc mơ chính là từ bỏ định mệnh. Và nếu số lượng ấn phẩm là một dấu hiệu thích đáng đối với công chúng về câu hỏi được nêu ra bởi cuốn sách thì Paulo Coelho đã bày tỏ kỳ vọng mênh mang rằng thiết lập một cõi mơ ngay trong một thế giới dường như bị chi phối bởi những thực nghiệm có thể đo đạc được.
Dù cho anh làm gì đi nữa thì mọi người trên mặt đất đều diễn một vai chính trong lịch sử thế giới. Và thường thì anh ta sẽ không biết điều đó (Nhà giả kim)
Tác giả
Paulo Coelho sinh năm 1947 trong một gia đình trung lưu, con trai của Pedro, một kỹ sư, và Lygia, một bà nội trợ.
Giống như mọi gia đình khác, cha mẹ Paulo có những kế hoạch khác cho con trai mình. Họ muốn ông trở thành kỹ sư và cố kìm chế ham muốn đeo đuổi văn chương của ông. Sự ngoan cố của họ và khám phá của ông về “Tropic of Cancer” của Henry Miller, đã kích động tinh thần nổi dậy của Paulo, và ông bắt đầu chế nhạo các lề thói của gia đình. Cha ông cho thái độ này là dấu hiệu của bệnh tâm thần, cho nên khi Paulo 17 tuổi, ông bị gửi tới bệnh viện tâm thần 2 lần, nơi Paulo trải qua những lần trị liệu bằng điện.
Một thời gian ngắn sau đó, Paulo liên hệ với một nhóm kịch và làm việc như một kí giả. Với con mắt của một gia đình Công giáo trung lưu ở Brazil thời đó, kịch nghệ là hỏa ngục tiêu hủy sự bất tử. Cha mẹ ông giận dữ quyết định phá vỡ lời hứa của mình và quản thúc ông rồi lại gửi ông đến bệnh viện lần thứ ba. Khi rời khỏi đó Paulo cảm thấy mình thật lạc lõng và càng chui sâu vào thế giới của chính mình hơn. Tuyệt vọng, gia đình lại gọi cho một bác sĩ khác và ông ta bảo họ rằng: Paulo không điên nên không cần ở trong bệnh viện tâm thần. Chàng trai trẻ này đơn giản cần phải học cách đối diện với cuộc đời.